Có 43 kết quả được tìm thấy
Hội thảo khoa học “Bản sắc địa phương vùng đất Cố đô Hoa Lư trong quản lý và phát triển đô thị - Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Ninh Bình hiện nay” đã diễn ra hai phiên tham luận chuyên đề và các phiên tọa đàm, trao đổi trực tiếp.
Ngày 5/4, UBND tỉnh phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bản sắc địa phương vùng đất Cố đô Hoa Lư trong quản lý và phát triển đô thị - Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Ninh Bình hiện nay”.
Thành phố Hoa Lư được thành lập là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đang đứng trước cơ hội lịch sử chuyển mình về không gian đô thị để thực hiện tốt hơn sứ mệnh hồi sinh những giá trị thiêng liêng của vùng đất Cố đô Hoa Lư; tiên phong, bứt phá cùng cả tỉnh trên hành trình kiến tạo Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.
Chiều 2/1, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị cho ý kiến vào dự thảo Đề án cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa-lịch sử vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Là lĩnh vực kinh tế-văn hóa có tính chuyên biệt cao, công nghiệp văn hóa không chỉ làm gia tăng giá trị vật chất mà có khả năng gia tăng giá trị tinh thần. Lựa chọn công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn của tương lai sẽ khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển của vùng đất Cố đô Hoa Lư. Đây là hướng đi đúng đắn, là bản lĩnh của Đảng bộ, Chính quyền với sự đồng thuận của nhân dân Ninh Bình.
Chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình-Áo dài trên con đường di sản” là sự kiện mở đầu cho 5 sự kiện chính thức của Festival Ninh Bình lần thứ III, năm 2024 đã thành công tốt đẹp, để lại cảm xúc lắng đọng trong lòng Nhân dân và du khách.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Ninh Bình đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của vùng đất Cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến.
Sau chặng đường dài nỗ lực, ngày 04/3/2024, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-TTg. Đây là kết quả của quyết tâm chính trị cao, thể hiện khát vọng to lớn của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, theo đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, cực tăng trưởng khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng Sông Hồng, dựa trên thế mạnh nổi trội, đặc trưng, độc đáo, duy nhất của vùng đất Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến.
Khi những cánh đồng lúa trên dòng sông Ngô Đồng của kỳ quan Tam Cốc bắt đầu chín vàng, cũng là lúc người dân Ninh Hải (Hoa Lư) nô nức chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An". Đây không chỉ là sản phẩm du lịch thường niên, đặc sắc mà còn là niềm tự hào của người dân vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Hội nghị được tổ chức để có đầy đủ luận cứ khoa học - thực tiễn cho xây dựng tiêu chí đô thị và phân loại đô thị đặc thù, phù hợp đặc trưng, hình thái, chức năng đô thị dựa trên nền tảng giá trị văn hóa và sinh thái của tỉnh Ninh Bình; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh nhằm phát huy giá trị nổi bật, riêng có về văn hóa - lịch sử của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, tài sản vô giá của Quốc gia và của tỉnh, tạo động lực, là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững hướng tới Đô thị Di sản thiên niên kỷ.
Ninh Bình đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với mục tiêu phấn đấu để trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. Chính vì vậy, bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản để phát triển du lịch, tỉnh đang tập trung xây dựng các thiết chế văn hóa hiện đại, đặc sắc. Điều này không chỉ tạo điểm nhấn cho kiến trúc đô thị mà còn góp phần bồi đắp các giá trị tinh thần, định hình và giữ vững bản sắc văn hóa vùng đất Cố đô Hoa Lư, tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch...
Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh nên đẹp quanh năm. Nhưng mùa xuân sẽ là mùa đẹp nhất, bởi ngoài cảnh đẹp của núi non, sông nước còn có sự đặc sắc của các lễ hội lớn, nhỏ trên vùng đất cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến. Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 228 lễ hội lớn, nhỏ ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong số đó, có 2 lễ hội được tổ chức với vị thế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Lễ hội Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư và Lễ hội làng Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô.
"Cái bắt tay" giữa nghệ thuật truyền thống và hoạt động du lịch đã mang đến những hiệu ứng to lớn, được ví như "một mũi tên trúng nhiều đích". Bởi hoạt động này không chỉ góp phần giới thiệu, bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, mà còn làm đa dạng các sản phẩm, níu chân du khách lưu trú lại với vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất Cố đô Hoa Lư đã gặt hái những kết quả đáng ghi nhận.
Mang khí thế mùa thu Cách mạng Tháng Tám lịch sử, các tầng lớp nhân dân trên vùng đất Cố đô Hoa Lư náo nức hướng về Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII với niềm tin yêu và hy vọng dâng trào.
Nhằm chung tay xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Hội Phụ nữ huyện Hoa Lư đã chọn phần việc xây dựng các "con đường bích họa" để làm đẹp các tuyến đường. Những hình ảnh được chọn vẽ gắn với lịch sử văn hóa, với con người của vùng đất Cố đô Hoa Lư… đã tạo nên một diện mạo mới đẹp đến ngỡ ngàng cho vùng quê yên bình này.
Trong các ngày từ 3 đến 5/12, tại Ninh Bình diễn ra Liên hoan Câu lạc bộ hát Xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2019. Hơn 150 nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ 8 tỉnh, thành phố đã hội tụ về vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử giao lưu và học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn về nghệ thuật hát Xẩm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường THCS Ninh Bình - Bạc Liêu đã phát huy truyền thống của ngôi trường vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử, vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng nên ngôi trường 60 năm tuổi, là một trong những điểm sáng của giáo dục Hoa Lư trước đây và thành phố Ninh Bình hiện nay.
Cuộc thi "Người đẹp Hoa Lư" năm 2019 đang đi đến chặng cuối cùng. Tại vòng Chung kết, 15 thí sinh được đánh giá cao về nhan sắc, trí tuệ, đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của nữ thanh niên vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử đã có nhiều hoạt động phong phú theo lịch trình của Ban Tổ chức cuộc thi, như dự thi phần tài năng, đi thăm, tặng quà tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, thắp hương tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, chụp ảnh áo dài tại một số khu danh lam thắng cảnh... Đồng thời, Ban Tổ chức cuộc thi, các nhà tài trợ và các thí sinh cũng tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo tốt nhất, sẵn sàng cho đêm chung kết diễn ra vào tối ngày 24/8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh.
Chùa, động Thiên Tôn - một trong bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở vùng đất cố đô Hoa Lư, có lịch sử gắn bó ngàn năm với kinh thành Hoa Lư xưa, tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần và nằm trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn.
Không sinh ra và lớn lên ở Ninh Bình, nhưng nghệ nhân Bùi Công Việt, sinh năm 1980, quê huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lại có cơ duyên gắn bó, lập nghiệp và bước đầu thành công tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Xuân đã về, khắp các nẻo đường của vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử đều bừng sáng trong sắc xuân tươi trẻ. Lòng người càng thêm phấn chấn bởi được dành trọn những ngày xuân ấm áp bên người thân, gia đình và bạn bè. Những ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi thời tiết đẹp: Nắng vàng, nhiệt độ vừa phải là điều kiện lý tưởng để những đoàn khách du lịch xa gần hào hứng về du xuân ở các khu, điểm du lịch nổi tiếng miền đất Cố đô sớm hơn nhiều năm.